Chào mào núi hay còn gọi chào mào vàng

chào mào núi hót đấu

Chào mào núi hay còn gọi là Chào mào vàng mào đen, tên khoa học Rubigula flaviventris, là một loài chim trong họ Chào mào. Loài này sống theo cặp vào mùa hè và mùa đông, chỉ đi theo đàn vào những ngày mưa hoặc giá rét của mùa đông để kiếm ăn và di chuyển. Theo wiki

Giới thiệu về tập tính và nơi ở của chào mào vàng

  • Chim hơi nhút nhát, ưa tán lá và cây cao ở bìa rừng và rừng thứ sinh .
  • Thỉnh thoảng ăn côn trùng , nhưng thường tìm trái cây .
  • Bên cạnh việc ăn thực vật, nó còn ăn côn trùng thuộc bộ màng màng , bộ cánh đẳng, và cả ấu trùng côn trùng .
  • Chim thường sống thành nhóm nhỏ, thường có số lượng từ 4-5 cá thể.
  • Khi tức giận, nó sẽ dựng mào lên, đôi khi chim còn đi kiếm và ăn mật hoa.
  • Các tổ của ngỗng vàng được báo cáo là lớn, sâu hình chiếc cốc gọn gàng và được tìm thấy ở đầu các gốc cây nhỏ hoặc trên các nhánh làm bằng cỏ và gắn với mạng nhện.
  • Trứng có hai quả, màu trắng đỏ như màu đất và có nhiều đốm.
  • Chào mào núi đẻ vào tháng 8, nếu ở vùng khí hậu thời tiết khác chim sẽ đẻ vào tháng 1 hoặc 5 .
  • Người ta biết rằng tổ cũng làm bằng lá khô và đáy tổ làm bằng thân lá.

Cách thuần nuôi chào mào núi đúng cách nhất

  • Thức ăn chính của chào mào núi ngoài thiên nhiên vẫn là trái cây và 1 số loài côn trùng nhỏ.
  • Nên vì thế khi bắt chim về từ tiệm hay bẫy chào mào núi từ rừng về, anh em cần tập cho chim biết cách ăn chuối hay cám nếu không chim sẽ bị đói và chết.
  • Sau đây chào mào việt hướng dẫn đến anh em cách vào cám và chuối cho chim.
  • Chim ngoài rừng không phải chỗ nào cũng có chuối, nên nó sẽ không biết quả chuối ra sao vì thế chúng cũng sẽ không biết ăn.
  • Chính vì lẽ đó nên khi anh em bắt chim về nhà cứ hay bỏ chuối vào lồng nghĩ chim sẽ ăn, nhưng cứ 1 đến 2 ngày là chim sẽ bị quay đơ
  1. Đầu tiên khi chim về nhà các bạn khoan hãy bỏ vào lồng nuôi nhốt, mà nên cho ăn 1 ít chuối và uống nước bằng cách đút từng miếng nhỏ trước, mục đích là để chim sống được trước đã.
  2. Sau đó để chim vào lồng, nếu có chim cũ đã nuôi ở nhà thì hãy nhốt chung với nó để nó nhìn con chim cũ ăn và bắt chước theo.
  3. Nếu không có chim cũ thì anh em ghim chuối vào lồng nuôi nhốt, qua hôm sau phải để ý chim có ăn uống không.
  4. Chim không ăn uống thì anh em lại bắt ra đút cho nó ăn, làm đi làm lại tầm 3- 4 ngày là chim sẽ quen.
  5. Anh em nhớ không cần vào cám vội, nó phải biết ăn trái cây và sống trước đã.
  6. Khi chim đã quen với việc ăn chuối anh em bắt đầu vào cám bằng cách rắc 1 ít cám vào phần chuối đã bóc.
  7. Để khi chim ăn chuối sẽ mổ trúng cám, lâu dần nó sẽ quen với mùi cám và bắt đầu ăn cám.
  8. Bổ sung thêm mồi tươi và bắt đầu tắm nắng tắm nước cho chim căng lửa và hót hét mạnh hơn.

Trên đây là cách chăm chim rất ổn cho anh em mới bẫy chim ngoài rừng về, còn anh em mua ở của hàng thì không cần thiết lắm. Vì chim ở tập trung con này ăn là con khác đã bắt chước ăn theo, nên cũng hạn chế được việc chết đói do không biết ăn.

Phân biệt chào mào núi trống mái

  • Chào mào vàng trống hay mái đều khá giống nhau về ngoại hình, nên phân biệt có hơi chút khó khăn.
  • Ngoại hình chính của giống chào mào núi là phần đầu từ cổ lên có màu đen đặc trưng
  • Còn từ cổ xuống xuống phần đít chim có màu vàng rất đẹp.
  • Phần cánh và đuôi thì có màu vàng nhạt hơi pha màu đen.

Ngoài ra giành cho anh em chơi chào mào má đỏ có thể tham khảo cách phân biệt trống mái tại đây
Và khi chim bị bệnh hay tật lỗi anh em có thể lấy thuốc ttại chuyên mục các loại bệnh về chim

Đặc điểm chính để phân biệt trống mái chào mào vàng:

  1. Đầu chim trống thường to hơn chim mái
  2. Hộp sọ chim trống thường hơi dài ra phía sau, còn chim mái thì tròn tròn.
  3. Phần lông chim mái thường xanh hơn và lông đít ngắn và tròn hơn chim trống.
  4. Vành mắt chim trống nó vàng, còn chim mái thì màu trắng.
  5. Lông ngực chim trống là có màu vàng nghệ còn chim mái hơi ngả xanh.
  6. Đặc điểm để nhận dạng chuẩn nhất là giọng hót: Chim trống sổ rất nhiều âm giọng còn chim mái chỉ hót wit wiu…
  7. Ngoài ra chào mào núi đột biến cũng hiếm gặp và giá trị cũng rất cao, chúng rất dẽ phân biệt nhờ bộ lông vàng hoàn toàn.
chào mào núi đột biến
chào mào núi đột biến

Cách bẫy chào mào núi vàng

  • Bẫy chào mào núi hiện nay cũng không khó, chỉ cần một chú chim mồi và cái lụp là bạn có thể bẫy chim được rồi.
  • Tuy nhiên chúng sống ở sâu trong rừng rậm nên việc đi bẫy gặp nhiều khó khăn nếu địa hình hiểm trở. Trước khi đi cần mang đủ nước và lương thực nếu đi cả ngày.
  • Trường hợp nếu không có chim mồi thì vẫn có thể mồi được, chỉ cần lên mạng tải tiếng chim chào mào núi vàng hót và lưu lại trong điện thoại.
  • Trước khi treo lụp hãy bỏ điện thoại vào lụp và mở tiếng chào mào núi lên là có thể bẫy được rồi.
  • Nếu bạn không có lồng bẫy cũng không sao, Hãy chuẩn bị một cành cây không lá có nhiều nhánh và hộp keo dính chim. Như cách bẫy chim sẻ
  • Bôi keo lên nhánh cây và mở tiếng chào mào núi vàng lên, cứ thế chờ đợi kết quả thôi.

Địa điểm mua bán và tải tiếng chào mào núi hót đấu có file mp3 cho anh em đi bẫy

  • Chào mào núi giá bao nhiêu: Với tỉ lệ người chơi cũng không được gọi là nhiều lắm, vì thế giá chim cũng khá rẻ dao động từ 100 – 300 nghìn 1 chú chim.
  • Tuy nhiên giọng hot của dòng chim này và phách chơi cũng hay, cộng thêm chim có bộ lông vàng rất đẹp bắt mắt, nên nhiều anh em nghệ nhân cũng chọn để nuôi nghe hót và làm cảnh.
  • Hiện nay trên thị trường chào mào núi có rất nhiều anh em nghệ nhân bán, cửa hàng chim cảnh cũng hay nhập về để làm phong phú các loại chim
  • Vì thế cũng không quá khó để mua giành cho các anh em chơi dòng chim này.

Ngoài ra nếu anh em có điều kiện ở khu vực rừng có thể đi bẫy chim thì hôm nay chào mào Việt gửi đến anh em file tải tiếng chim chào mào vàng hót đấu gọi mồi, clip chuẩn đã được lọc tạp âm khá ổn.

5/5 (2 Reviews)
Chia sẻ

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *