Cách chăm và phân biệt chào mào sông kôn giọng chuẩn

Chào mào sông kôn giọng chuẩn hót đấu

Với những anh em chơi chim lâu năm thì không còn xa lạ với dòng chào mào sông kôn. Sở hữu một chất giọng đặc biệt khiến anh em chơi chim mê mẩn tột cùng, giọng hót có thể đạt trên 12 âm. Tuy hình thể không bằng chim bắc nhưng với giọng hót tuyệt vời, chim vẫn được săn đón rất nhiệt tình, chính vì vậy giống chào mào này hiện nay rất hiếm trên thị trường vì hầu như đã bị bắt quá mức. Sau đây chào mào Việt xin giới thiệu đến anh em nghệ nhân cách nhận biết chào mào sông kôn chuẩn nhất.

Địa điểm sinh sống của chào mào sông kôn.

  • Sông Kôn hay còn gọi Sông Côn là một phụ lưu cấp 1 của sông Vu Gia trong hệ thống sông Thu Bồn, chảy ở các huyện Đông Giang và Đại Lộc, tỉnh Quảng Nam, Việt Nam.
  • Sông Kôn bắt nguồn từ vùng núi cao trên 1.500 m ở phần bắc xã Sông Kôn giáp với huyện Nam Đông tỉnh Thừa Thiên Huế với điểm cao nổi bật là Núi Mang cao 1.708 m.
  • Sông Kôn rất dài chảy qua nhiều tỉnh thành vì vậy chim ở đây cũng có nhiều tên gọi khi chảy qua vùng đó như chào mào sông kôn k9…
  • Cũng nhờ địa lý rừng núi ít người qua lại, chào mào sông kôn Quảng Nam sẽ ra hết tông giọng vốn có của nó.
  • Tuy nhiên khi mới bắt về cần có thời gian chăm lại trên 6 tháng chim mới lấy lại phong độ và ra đúng giọng trong rừng sâu.
Chào mào sông kôn Quảng Nam
Chào mào sông kôn Quảng Nam

Cách chăm và nhận biết chào mào sông kôn giọng chuẩn đơn giản nhất

  1. Khi sổ 1 bọng dài chào mào sông côn thường có nhấn 1 hay 2 âm đầu, sau đó chim mới bắn 1 loạt bọng như súng tiểu liên.
  2. Âm đầu đặc trưng như tích tích, quặc quặc, rồi sổ 1 tràng bọng dài rất hay.
  3. Khi đấu giàn chào mào sông kôn khó được mắt các nghệ nhân vì hình bộ khá nhỏ, bù lại giọng chào mào sông kôn rất hay và đặc trưng khiến các nghệ nhân mê mẩn.
  4. Rất dễ phân biệt chào mào sông kôn với dong chào mào khác: Chim có bộ yếm đậm, hình bộ nhỏ nhắn, mỏ ngắn, siêng cầu lanh lẹ như sóc.
  5. Phân biệt đơn giản nhất là qua giọng hót đặc trưng, cứ móc chim ra xa người dưới tán cây chim sẽ ra hết giọng.

Cách chăm chào mào sông kôn:

Cũng giống như nhiều dòng chào mào khác thì chăm chào mào sông kôn cũng khá đơn giản anh em nghệ nhân có thể tham khảo link bài viêt cách chăm chào mào căng lửa

Hay chăm chào mào thay lông của mình để hiểu rõ hơn về vấn đề chăm chim chào mào.

Xin gửi anh em Clip Luyện chào mào non học giọng sông kôn chuẩn đã lọc tạp âm

Hướng dẫn chăm chào mào sông kôn hót đấu khi mới bẫy ngoài rừng về

Đối với dòng chào mào này anh em cần sự kiên nhẫn hơn những dòng khác, vì tính chất chim ở rừng sâu nên khi mới về sẽ khá nhát người. Thuần không khéo chim sẽ rất dễ sinh tật lỗi làm người nuôi chim dễ bị nản và cho là chim không hay. Mình hướng dẫn anh em 1 số phương pháp chăm chim hiệu quả khi mới bẫy ngoài rừng hay mới mua bổi về.

Mong anh em chủ yếu giao lưu học hỏi kinh nghiệm với nhau có gì sai sót mong anh em bỏ qua

  1. Treo ở chỗ yên tĩnh từ 3-5 ngày cho chim quen môi trường rồi nó cũng sẽ bộc lộ hết bài hết vở nó ra thôi.
    Sau đó mở 100% áo lồng nhưng ít người qua lại có thể bật clip chào mào hót sẽ giúp chim tĩnh tâm hơn, đỡ hoảng loạn trong lồng.
  2. Vì chim bổi anh em bắt bằng tay thả vào lồng nên tụi này rất sợ tay người
    Anh em lưu ý không được thò tay vào lồng làm chim hoảng
    Anh em muốn thay thức ăn hay nước hay dọn lồng….. Vân vân mây mây hãy sang chim qua lồng tắm.
  3. Vì theo tố chất của từng con có nhanh có chậm anh em đừng nản hãy chăm theo cách từ từ đừng ép nó, nó sẽ nhận ra được anh em là chủ của nó.
    ( nhanh thì 1 vài tuần sơ sơ thì 2 3 4 5 tháng lâu thì 1 năm hoặc gần 2 năm ) quan trọng là tố chất của con chim

Trên đây là 1 số mẹo khi thuần bổi chào mào sông kôn mới bẫy hay mới bắt ngoài rừng về để anh em nghệ nhân tham khảo.

Gửi đến anh em lịch chăm chim chào mào chuẩn của nghệ nhân lâu năm và đạt nhiều giải.

Lịch này là giành cho chim muốn lên lửa và điều lủa cho chim ổn định không giành cho chim thay lông anh em chú ý

  1. Chim muốn lên lửa phải có thể trạng tốt 1 chế độ chăm hợp lý
  2. Muốn có thể trạng tốt nhất các bạn cứ bổ sung mồi tươi luân phiên thay đổi trái cây và bổ sung Vitamin C cho chim
  3. Mình thường tập lực cho chim lúc 7h30 – 8h ( 7 ngày trong tuần đều tập như vậy) trong 10″ anh em vệ sinh cầu cóng thay trái cây mồi tươi cám …..
Chào mào sông côn
Chào mào sông côn

Trái cây mà mình thường dùng giúp chim căng lửa là:

cà rốt hấp mật ong rừng
Ổi ruột đỏ
Khoai lang mật
Ớt Đà Lạt ( loại ớt tây trái đỏ chín đỏ nhé nó rất thích loại này anh em nhớ rửa hoặc ngâm nước muối để chim không bị ngộ độc )
Khoai tây ( loại này luộc lên có thể dùng cho chim )
Chuối

Hãm lửa cho chim căng quá gồm có:

thanh long ruột đỏ
Cà chua

Mồi tươi giúp chim căng lửa là:

Cào cào châu chấu
Sâu
Trứng kiến
Mồi tươi luân phiên thay đổi trong tuần

Lịch tắm giúp chim căng lửa:

Tắm 2 – 3 lần / 1 lần
Tối thiểu là 2 tối đa là 3 lần
2 tuần cho tắm muối hột 1 lần ( ngừa rận mạt cho chim ) mẹo nhỏ anh em có thể dùng cành xoan ( cây sầu đâu) anh em để dưới bố lồng sẽ tránh rận mạt cho chim cành tươi anh em nhé .

Giờ giấc giúp cho chim căng lửa:

8h anh em treo ở chỗ có nắng có mát cho chim bung thái độ chơi nghe sổ từ 8h đến 11h30 anh em cất chim vào chỗ mát . Chiều anh em có thể cất chim vào nhà lúc 3h
3h vì có lí do. Giờ này chim dễ bị trúng gió anh em lưu ý nhé.
Trùm là trùm 100% áo lồng
Mở là mở 100% áo lồng để tránh chim bị tật lỗi.

Chào mào Việt cám ơn anh em đã theo dõi bài viết, mong anh em chia sẻ và góp ý nhiệt tình để kênh có thể phát triển lớn mạnh hơn tạo sân chơi lành mạnh cho anh em nghệ nhân.
Anh em có thể qua kênh youtube của mình góp 1 đăng ký để mình có động lực làm nhiều clip hay và ý nghĩa hơn.

5/5 (1 Review)
Chia sẻ

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *