Chào mào bổi là gì – Cách thuần chào mào bổi hót đấu nhanh dạn

Chào mào bổi hót đấu

Chào mào bổi là những chú chim với tuổi đời từ 3 năm rừng trở lên, hay những con chim được bẫy đấu từ rừng về anh em nghệ nhân đều gọi là chào mào bổi. Vậy để chăm sóc những con bẫy đấu già rừng này như thế nào cách thuần chào mào bổi hót đấu nhanh dạn ra sao mời anh em đến với bài viết hôm nay của kênh Chào Mào Việt để hiểu rõ hơn.

Cách chọn và nhận biết chào mào bổi già rừng tố chất

Cách chọn chào mào bổi tố chất hay 1 chú chim già rừng là một quá trình phức tạp và đòi hỏi kinh nghiệm. Tuy nhiên, dưới đây là một số đặc điểm thường được sử dụng để nhận biết chào mào tốt

  1. Chóp mào: Gốc mào to dày, khi mào dựng lên thì mào phải thẳng, từ giữa mào lên đỉnh mào phải gom gọn. Đỉnh mào nhọn, không loe hoe. Mào càng cao thì nhìn chim càng uy nghi, đĩnh đạc. Mào thẳng đứng gọi là mào đinh, chim bền bỉ, nhiều nước chơi hay, nhìn nó hào hoa phong nhã; Mào cong về phía trước là mào lân, chim dữ dằn, bản năng đàn áp, nhìn nó uy nghi oai dũng.
  2. Hầu và ngực Chim: Khi ta chọn được con chim rồi bắt ra cho chim cắn vào ngón tay, để chim cắn ta lật ngược đầu chim ra và coi bộ hầu chim có phồng lên hay không cái này cũng dễ.
  3. Yếm: Cái này tùy thuộc vào sở thích của từng người có người thích yếm đậm có người thích yếm nhạt.
  4. Mỏ: Chọn con có bộ mỏ mỏng chim này nhanh miệng mau hót. Chim có bộ mỏ ngắn nhưng có bộ hàm to chim thể hiện được giọng hót gằn và nhặm ré”chéc”
  5. Vai: Vai chọn co nào có bộ vai to tránh chọn những con có bộ vai khép lại nhìn chim không khỏe cái này nhìn ở lồng tập thể dể so sánh. thể so sanh với những con chim trong lồng.
  6. Cánh: Chọn con có bộ cánh hở. hở ở đây là nhìn vào vai và cánh chim khi chim đứng ta có thể thấy được khe hởn nhỏ giữa cánh và vai
  7. Phần đít đỏ của chim: càn to càn tốt chim thể hiện được nội lực và nền tảng sức khỏe tốt chim có độ bền.
  8. Đuôi chim: Chim đa số có 12 cộng lông nhưng ta chọn những con có bộ đuội dài. dài nhưng phải liền lạc với thân hình và phần đuôi bè ra khi chơi sẽ rất dễ bung xoè
  9. Chân: phải đầy đủ các ngón không khuyết tật ( cái này không nhất thiết vì có con khuyết tật nhưng vẫn hay và nỗi tiếng) cái này chỉ tô lên vẽ đẹp của chú chim của bạn thôi. Và cẳng chân phải to khoẻ, khi chơi sẽ bền bỉ lâu dài hơn

Đây là cái nhìn tổng quan đầu tiên khi anh em chọn chim chào mào bổi già rừng,

Cách thuần chào mào bổi già rừng nhanh dạn không bị lỗi và vào lửa cho chim

Việc thuần chào mào bổi già rừng là một quá trình phức tạp và đòi hỏi sự kiên nhẫn và kinh nghiệm, vì không phải chú chào mào nào cũng siêng hót nếu bạn không tác động gì hoặc nuôi không đúng cách. Để thường xuyên được nghe giọng chú chim mình yêu thích hãy thực hiện những bước sau:

Mua bán chào mào bổi huế
Mua bán chào mào bổi huế
  • Sẽ phải mất từ 6 – 8 tháng để thuần chim bổi làm quen với cuộc sống mới, “người bạn” mới.
  • Trong 3 tháng đầu, nên che lồng kín (để khe hở cực nhỏ), ít tiếp xúc, ít di chuyển, cho chúng ăn cám để thích nghi dần.
  • Bạn cần phải thật kiên nhẫn vì đây giai đoạn quan trọng nhất quyết định chúng có “ở được” với bạn không.
  • Cho chim tiếp xúc với thế giới bên ngoài bằng cách mở áo lồng từ từ mỗi ngày.
  • Có thể thời gian này chúng vẫn chưa “tự tin” nhưng nếu chúng thể hiện sự “hợp tác” là bạn đã thành công bước đầu rồi.
  • 5 tháng kế tiếp, bạn cần gần gũi chú chim của mình nhiều hơn, thường xuyên cho chim tắm, vận chuyển lồng đặt ở nhiều nơi hơn, cho ăn phải biết cách (nên cho ăn không quá no, luôn ở trong trạng thái còn thèm nhưng không được để chim quá đói, tập cho chim hiểu rằng mình là người ang nguồn thức ăn đến cho nó, không phải làm hại nó, có như thế nó sẽ dạn dĩ hơn mỗi khi mình tiếp xúc).
  • Cứ kiên trì như vậy bạn sẽ nghe chúng cất giọng hót những tiếng hót đầu tiên và tăng dần tần suất.
  • Trong khoảng 3 tháng tiếp theo, sau khi ra lông nên cho chim đi “va chạm” với những chú chim khác để luyện chất giọng, tăng tính hiếu chiến và tính hung hăng của nó.
  • Thời gian cho một lần tập dợt này cỡ 15 – 20 phút và khoảng cách giữa chúng không được quá gần, tránh những xung đột không cần thiết. 

Lưu ý: rằng quá trình thuần hóa chào mào bổi già rừng có thể mất nhiều thời gian và đòi hỏi sự kiên nhẫn và nỗ lực liên tục của bạn. Đừng thấy chào mào bổi không ra giọng đã cảm thấy nản lòng và ép chim quá rất dễ sinh ra tật lỗi không mong muốn
Nếu bạn không có kinh nghiệm về việc thuần hóa chào mào, bạn nên tìm kiếm sự giúp đỡ từ những người có kinh nghiệm hoặc các chuyên gia nuôi chim để hỗ trợ cho quá trình thuần hóa hiệu quả hơn.

Các tật lỗi của chào mào

Để tránh những tật lỗi phát sinh không cần thiết khi nuôi chào mào bổi mình xin tổng hợp lại 1 số lỗi cơ bản cho anh em khi thuần bổi gặp phải và phòng tránh:

  1. Lỗi ngoái: chào mào lỗi ngoái Là 1 trong những lỗi gây ra sự khó chịu nhất cho chủ chim, chim sẽ tự ngoái ngửa trong lồng. Khi đi thi sẽ bị đánh rớt do 1 trong những lỗi nặng.
    Nguyên nhân: Nguyên nhân chính gây ra lỗi ngoái chính là ép chim quá sớm, làm chim hoảng gây ra lỗi ngoái lộn.
    Cách bố trí cầu cho chào mào bổi hay lồng nuôi quá nhỏ cũng là 1 phần gây ra lỗi ngoái cho chào mào
    Khắc phục: Thuần chim từ từ, ít đụng vào lồng nuôi nhốt khi chim mới lấy từ tiệm về. Nuôi lồng vuông to bố trì cầu theo kiểu ép bổi
    xem thêm bài viết theo link này để biết cách bố trí cầu cho chim theo từng loại lồng chào mào
  2. Chào mào bị cắn chân: Tuy không phải lỗi nặng, nhưng khi chim đi thi vào vòng nhạy cảm rất dễ bị rớt khi chim đang chơi bị dính lỗi này.
    Nguyên nhân: Do chim ăn phải thứ ăn có tính nóng hay cám đấu trong thời gian vô lửa cho chim
    Khắc phục: Hạ cám đấu thành cám dưỡng cho ăn thức ăn trái cây mát như đu đủ, cà chua…
  3. Chào mào vuốt đuôi: Lỗi gây mất thẩm mỹ cho chim, không gây ảnh hưởng lắm khi ra giàn. Nhưng khi chấm bóng bộ vòng chọn top sẽ khiến chú chim bị thiệt thòi hơn
    Nguyên nhân: Có nhiều nguyên nhân gây ra lỗi vuốt đuôi của chim chào mào. Như lồng nuôi quá nhỏ khiến chim bứt bối sinh ra tật vuốt đuôi.
    Hay do chim quá dữ lùng sục chim cũng gây ra tật này, và do ăn cám quá nóng cũng sinh ra.
    Khắc phục: Cách trị chào mào vuốt đuôi nếu do lồng thì anh em có thể chuyển qua nuôi lồng lực 60 khi chăm.
    Nếu do chim dữ thì anh em nên cho đi dợt dãi đều xả lửa cho chim.
    Nếu do cám nóng thì nên hạ cám và tắm táp cho chim đều hơn sẽ hạn chế tật vuốt đuôi.
  4. Chào mào bị lỗi giọng: Lỗi giọng là chim trống nhưng kêu tiếng mái, đối với anh em nghệ nhân chơi chim thi chim giàn thì những chú chim kêu tiếng mái là lỗi hết sức nặng. Và những chú chim kêu tiếng mái sẽ làm cho bầy chim ở nhà bị lây và kêu tiếng mái theo nên anh em lưu ý khi nuôi những chú chim chào mào bị dính lỗi lọt giọng này.
    Tuy nhiên đối với anh em nghe hót hay chơi chim đi mồi bẫy thì lại không ảnh hưởng.
    Nguyên nhân: Không có nguyên nhân nào gây ra lỗi này, tại vì tiếng mái hay lỗi giọng đều có trong mình những chú chim mới sinh ra, giống như tiếng mẹ đẻ của nó rồi.
    Chim yếu lửa hay nhớ đàn đều có thể kêu tiếng mái. Chim trong quá trình thay lông cũng sẽ có tiếng mái gọi bầy
    Khắc phục: Vào lửa cho chim căng chim sẽ bớt kêu giọng mái lại. Nếu không hết anh em có thể làm mồi hoặc nghe hót.
  5. Chào mào bị lỗi móng: Lỗi này sẽ không ảnh hưởng đến những chú chim chơi trên giàn, lỗi này do lồng nuôi là chính
    Nguyên nhân: Do nhát bị tung lồng kẹt vào ghim chuối hay kẹt vào nan lồng.
    Khắc phục: Nên hạn chế mở chim ra xem khi chim mới mua về nhà, lồng nuôi nhốt nên thoải mái, để ý ghim chuối…

Trên đây là 1 số lỗi cơ bản về chào mào để anh em có cách nuôi chào mào bổi không bị lỗi. Về cơ bản con chim không có lỗi, lỗi là do người thuần chim, để tránh chim phát sinh tật lỗi anh em nghệ nhân nên có chế độ thuần nuôi nhốt hợp lí.
Tham khảo thêm cách trị chào mào tiêu chảy

Cách vào lửa cho chào mào bổi già rừng

Loại cám dành cho chào mào bổi? chào mào bổi bao lâu ra giọng? chào mào bổi nuôi bao lâu thì chơi được? tập chào mào bổi hót đấu ra sao?. Để giải quyết những câu hỏi đó thì chỉ có 1 cách duy nhất là vào lửa cho chim chào mào. Vì khi chim có lửa những câu hỏi trên sẽ được hoá giải triệt để. Sau đây mình sẽ hướng dẫn anh em lịch chăm chim vào lửa trong vòng 1 tuần.

Kích chào mào bổi ra giọng
Kích chào mào bổi ra giọng
  1. Thứ 2: mồi tươi và hoa quả
    Hoa quả thì nên dùng chuối tây ương và táo
    Mồi thì nên dùng châu chấu, lâu lâu cho 5 -10 em sâu quy bổ sung canxi.
  2. Thứ 3: Cho chim ăn cám
    Anh em rút trái cây của thứ 2 chỉ để cám cho chim ăn. Sẳn phơi nắng cho chim 15 – 30 phút.
  3. Thứ 4: Phơi nắng
    Nắng sáng và nắng chiều
    Nắng sáng giúp chim hấp thụ vitamin nuôi dưỡng lông chắc và đẹp. Thời gian đầu nên cho chim phơi nắng 10-15p mỗi ngày và tăng dần lên.
    Nắng chiều giúp chim lên lửa tốt thời gian phơi thích hợp nhất từ 16h30 -18h
    Thời gian cũng như phơi nắng sớm 10-15 phút và tăng dần.
  4. Thứ 5: Chăm giống thứ 2 
  5. Thứ 6: Chế độ tắm vệ sinh và nghỉ ngơi
    Tắm thì nên tránh thời gian buổi sáng vì với những chú chim thi đấu thì buổi sáng là các hội thi hay bắt đầu nên chúng ta nên tạo thói quen cho chim tắm vào 1h30-4h chiều là hợp lý nhất
    Ngủ nghỉ thì sau khi phơi nắng chiều xong, dọn sạch sẽ lồng trước khi chùm áo cho chim đi ngủ. Chỗ chim nghỉ ngơi cần có không gian thoáng tự nhiên không bị quấy nhiễu hay có ánh đèn và tiếng động.
    Ngủ theo gà và thức theo gà đấy là cách sống và sinh hoạt ngoài thiên nhiên.
  6. Thứ 7: lấy lửa rừng
    Chúng ta tìm nơi có chim ngoài thiên nhiên treo chim của mình ra đó vì bản năng khi chim gặp bổi ngoài trời chúng hay sục sạo hót nhiều ché giật. Thì đây cũng là 1 cách lấy lửa rất hiệu quả giúp chim nhanh sung mãn và bên ngoài cũng có cả chim mái làm kích thich chú chim của mình hơn.
  7. Chủ nhật cho chim nghỉ ngơi hoặc đi dợt dãi cafe với anh em bạn bè.

Và đây là những kinh nghiệm trăm sóc của cá nhân mình tự đúc kết và chia sẻ để anh em có thể học hỏi và bổ sung kiến thức.
Ngoài ra các anh em có thể ghé chuyên mục kĩ thuật chăm sóc chào mào của mình để có thêm nhiều kinh nghiệm hơn

Kích chào mào bổi ra giọng

Kích chào mào bổi ra giọng là một kỹ thuật rất quan trọng trong việc huấn luyện chim chào mào bổi. Dưới đây là một số cách cách ép chào mào bổi ra giọng.

  • Nghe giọng của chim: Trước khi bắt đầu huấn luyện, bạn nên nghe giọng của chim chào mào bổi của mình để biết được giọng hót của chim và các đặc điểm cần cải thiện.
  • Tập cho chim thấy gương: Cho chim nhìn vào gương và bật file nghe mp3 để ép chào mào bổi ra giọng.
  • Cho chim đi giàn: Không có cách nào tập cho chào mào bổi hót nhanh bằng cách đi cọ xát nghe chim khác hót đấu để tập theo.
  • Treo trước tivi: Treo chim trước tivi có bật clip chim chào mào hót đấu vừa giúp chim nhanh dạn, và tăng khả năng nhận biết giọng hót của chính mình

Lưu ý rằng kích chào mào bổi ra giọng là một quá trình đòi hỏi sự kiên nhẫn và cần thời gian để chào mào bổi có thể học và phát triển giọng hót. Bạn cần đảm bảo cung cấp đầy đủ dinh dưỡng và điều kiện sống tốt cho chào mào bổi để giúp chúng phát triển tốt nhất.

Anh em có thể xem clip này bật cho chim nghe hót

Địa điểm cung cấp chào mào bổi uy tín nhất hiện nay

  • Tại Huế: Chim vùng huế được nhiều anh em ưa chuộng bởi giọng hót hay. Mình xin giới thiệu đến anh em 1 số địa chỉ mua bán chào mào bổi Huế
    Cội chim chú Tân: An Thành, Quảng Thành, Quảng Điền, Thừa Thiên Huế , Việt Nam SĐT: 0357692109
    Chào mào Tâm Huế: Thủy Dương, Hương Thủy, Thừa Thiên Huế, Việt Nam SĐT: 0966111940
  • Tại Hà Nội: Có 2 chợ chim khá lớn ở Hà Nội, chuyên bán tất cả các loại chim cảnh và lồng chim. Mình giới thiệu đến các bạn ngày giờ họp của 2 chợ chim này.<
    Chợ chim Yên Phúc: Vào ngày 05 – 10 – 15 – 20 – 25 – 30 âm lịch hàng tháng thì nghệ nhân chơi chim, người bán chim, phụ kiện chơi chim, lồng chim . . . sẽ tụ họp về chợ chim Yên Phúc họp chợ.
    Địa chỉ của chợ chim Yên Phúc: Chợ, P. Yên Phúc, P. Phúc La, Hà Đông, Hà Nội, Việt Nam
    Chợ chim cảnh Đền Lừ: Họp phiên ngày mồng 2, mồng 7 âm lịch luôn thu hút những người có sở thích nuôi và sưu tầm chim cảnh. Chợ phiên Đền Lừ được hình thành từ phiên Mơ, một trong những chợ phiên có từ lâu đời của người Hà Nội
    Địa chỉ chợ chim cảnh Đền Lừ: Hoàng Văn Thụ, Hoàng Mai, Hà Nội, Việt Nam
  • Tại TPHCM: Là thành phố tập trung nhiều anh em nghệ nhân chơi chim nhất, nên dịch vụ mua bán chào mào bổi giá rẻ cũng tập trung tại đây khá đông. Hôm nay mình xin giới thiệu anh em 1 số tiệm chim lâu đời để anh em tham khảo.
    Chim cảnh Chín Đào: Là địa chỉ mua bán chim cảnh và phụ kiện chim cảnh lâu năm tại TPHCM, giá cả ở đây cũng được ưu đãi rất lớn.
    Địa chỉ: 29/13, Song Hành, Phường Tân Hưng Thuận, Quận 12, Thành Phố Hồ Chí Minh, Thành Phố Hồ Chí Minh, Đông Hưng Thuận, Quận 12, Thành Thành phố Hồ Chí Minh
    Cửa Hàng Chim Cảnh Thiên Đường: Cũng là 1 trong những của hàng chim cảnh khá lâu đời, chim đa dạng phong phú. Phù hợp cho anh em mới chơi.
    Địa chỉ: 777 Đ. Phan Văn Trị, Phường 7, Gò Vấp, Thành phố Hồ Chí Minh, Việt Nam
chợ chim đền lừ
chợ chim đền lừ

Vậy là chào mào việt đã hướng dẫn anh em 1 số cách chăm chào mào bổi hiệu quả, mong anh em có được thêm kinh nghiệm trên con đường chinh phục bộ môn này.

5/5 (1 Review)
Chia sẻ

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *