Chào mào mái hót kích trống căng lửa liệu có cần thiết, vậy có nên nuôi hay không, những vấn đề về chim mái mình sẽ giải đáp ngay sau đây. Đây là kinh nghiệm của các cao thủ lão làng khi nuôi chào mào đi thi đấu được chia sẻ lại, đảm bảo sau khi nghiên cứu bài viết này anh em sẽ giải đáp được là có nên nuôi một em mái hay không.
Cách phân biệt chào mào mái với trống
Không giống những dòng chim khác trên thị trường hiện nay. Việc phân biệt chào mào trống mái rất khó ngay cả với những anh em đã chơi lâu, tại ngoại hình giống nhau giữa con trống và mái. Hôm nay ngoài việc chia sẻ kỹ năng sử dụng chim mái mình cũng hướng dẫn anh em cách phân biệt chào mào mái và trống
- Để phân biệt chim mái với trống thì chủ yếu là dựa vào ngoại hình. Đặc điểm nổi bật nhất là đầu và tách đỏ của con mái sẽ nhỏ hơn chào mào trống, nhưng điều này cũng có thể vẫn có sự nhầm lẫn.
- Do đó anh em phải xem ngay cách phân biệt chào mào trống mái chi tiết mà mình dành một bài để nói rất kỹ về nó.
- Đặc biệt là anh em mới chơi và đang có ý định mua chào mào mái kích trống nên tìm hiểu kĩ, vì khi chơi chim thi ít anh em nào nuôi chào mào mái
Cách phân biệt chào mào mái chính xác
- Điều đầu tiên làm cơ sở để nhận biết là con mái thường nhỏ hơn con trống, đầu con mái nhỏ hơn mào thấp và không nhọn đỉnh.
- Khi cầm con chim, hướng bụng nó xuống đất khi nó đang thả lỏng bất ngờ lật ngửa bụng nó lên, nếu là chim mái thì đầu nó hơi rút vào và hầu như không có phản ứng, còn chim trống thì nó đưa đầu ra để lấy thăng bằng, đồng thời xòe rộng đuôi, độ xòe của đuôi phụ thuộc vào lượng lông đuôi nhiều hay ít, chim non hay chim già.
- Trường hợp chim non còn trong tổ: Chào mào thường đẻ từ 2 đến 3 trứng, trong đó chắc chắn có con trống. Nếu trong ổ có 2 trứng thì con nào nào nở trước là con mái. Trong tổ có 3 trứng thì thường con nở thứ 2 là con mái còn lại 2 con trống. Trường hợp không biết con nào nở trước thì bạn nên chọn cách phân biệt dưới đây.
Phân biệt chào mào mái qua ngoại hình
- Chim nào mình to, đầu to, có đôi mắt méo hơn những con khác là con trống. Vì cặp mắt của chim trống sẽ không tròn xoe như cặp mắt của con mái, nhìn cặp mắt của con trống sẽ gian sảo hơn, viền mắt trên của nó sẽ có xu hướng thẳng chứ không cong tròn như con cái.
- Lông đuôi và chân: Lông đuôi con nào dài hơn thì đó là con chào mào trống và chào mào trống non có chân xám hơn chân của con mái.
- Lông gáy: con trống thường có màu sậm hơn con mái, đốm đỏ trên má con trống sẽ to hơn con mái.
- Xem lưỡi: Đuôi lưỡi của con trống thường có từ hai chấm đen trở lên, nhưng cũng có ngoại lệ.
- Ngoài ra các bạn cũng có thể phân biệt qua việc nghe chào mào hót. Con trống dọng hót dài, nhiều giọng, đảo giọng. Còn con mái chỉ hót 1-2 âm wit wiu và rất hay hót.
Những cách phân biệt trên có được nhờ kinh nghiệm của những người chơi lâu năm, tuy nhiên cũng có trường hợp ngoại lệ nên có thể không chính xác. Nhưng chỉ có những cách đó thì những người mới chơi mới có thể phân biệt khi lựa chọn cho mình một chú chim phù hợp.
Dùng chào mào mái kích trống căng lửa
Có nên nuôi chào mào mái kích trống hay không, đúng là như vậy. Khi có con mái thì những con trống sẽ rất sung và căng lửa, nó sẽ trổ hết tài nghệ của mình ra để dụ dỗ em mái. Bản năng của con trống mà nhìn thấy gái là sáng mắt nên. Đây chính là lý do mà anh em nuôi chim sử dụng chào mào mái kích trống căng lửa.
- Khi con chào mào của anh em có dấu hiệu tự cắn xé bản thân, nhảy loạn xạ.
- Đây là dấu hiệu của việc chào mào quá căng lửa, sung quá. Khi đó anh em kè 1 con mái vào thì nó sẽ điềm tĩnh và trầm tính lại
- Còn con chào mào nào nhất quyết không chịu lên lửa thì kè con mái lại gần, 1 tuần kè 1 đến 2 lần. Đảm bảo con trống sẽ dễ lên lửa hơn.
Tác hại khi nuôi chào mào mái kích trống
- Đó chính là việc chim trống sẽ bị thụ động trong cách chơi.
- Chỉ khi có con mái thì nó mới chơi còn đi ra ngoài, đi thi đấu nó sẽ im ỉm không chịu chơi.
- Hay còn gọi là chào mào rất sung nhưng sung ảo, đây chính là điều mà rất nhiều nghệ nhân hồi đầu khi dùng mái kích trống đã bị.
- Sẽ khiến con trống học theo tiếng mái dễ bị lọt giọng, lâu dần sẽ sinh ra lỗi khó chữa. Nếu nuôi thì tốt nhất anh em để cách xa chúng ra.
- Mất thời gian chăm sóc, nuôi 1 con mái anh em sẽ phải nuôi thêm một miệng ăn thì sẽ tốn cám hơn.
- Sẽ phải mất công chăm sóc chúng như những em chào mào trống bình thường.
Có nên nuôi chào mào mái ?
- Về vấn đề nuôi chào mào mái nên hay không thì chắc chắn anh em cũng nắm được rồi.
- Có những người thì thích nuôi chim mái còn có những người không thích. Mình ở đây sẽ nói thêm là khi nào thì nên nuôi chào mào mái kích trống thôi.
- Khi chào mào đang lên lửa, anh em nên sử dụng con mái để kích cho chúng.
- Hoặc những con chào mào mà mãi không chịu lên lửa thì anh em có thể kè cho chúng nên. Khi chúng ổn định thì tách dần con mái ra.
- Không được để chúng cặp kè với nhau nhé, nó sẽ trỗi dậy bản tính của nó là khi nào có con trống thì nó mới chơi còn lại thì không.
- Khi anh em muốn thử sức mình trong việc tạo ra chào mào con. Cái này khá là khó nhé, anh em nào có thời gian, điều kiện thì hãy làm. Vì khi chim mà bị nhốt trong lồng thì chúng sẽ khó sinh sản hơn rất nhiều.
Vậy cuối cùng thì mình nghĩ là nếu anh em nào có điều kiện thì hãy nuôi. Còn không thì thôi, khi nào cần thì có thể đi mượn cũng được. Nuôi thêm một con chào mào nữa không phải là chuyện dễ dâu nha. Chúc anh em có thể có được những con chào mào căng lửa chơi sung và giành được nhiều cúp, cờ nhé.
Anh em tham khảo thêm chuyên mục kĩ thuật chăm sóc chào mào tại trang youtube của kênh chào mào việt
Ngoài ra kênh còn cập nhật các loại bệnh của chim và cách trị mới nhất của những anh em đi trước.
Tiếng chào mào mái kích trống căng lửa có link tải file mp3
- Tiếng chào mào mái hót như thế nào sẽ được chia sẻ ngay bên dưới đây.
- Sau đây kênh chào mào việt xin chia sẻ đến anh em tiếng chào mào mái kích trống, để giúp chào mào trống vô lửa nhanh hơn.
- Ngoài ra anh em có thể dùng tiếng chào mào mái gọi bổi để đi bẫy, âm thanh được lọc tạp âm rất kĩ.
- Anh em ghé kênh youtube của mình để lấy link tải tiếng chào mào mái kích trống mp3.
- Xem thêm bài viết chào mào Huế có link ép giọng Huế cho chim non.