Cách chăm sóc chào mào thay lông giúp chim có một bộ lông cứng cáp ổn định

cach-cham-soc-chao-mao-thay-long

Đối với ai yêu thích chào mào thì đều biết đến quá trình thay lông, hôm nay mình xin mạn phép hướng dẫn anh em cách nhận biết và chăm sóc chào mào thay lông. Vì nếu chăm sóc không đúng cách sẽ ảnh hưởng đến phong độ của chú chim nguyên cả 1 năm.

Cách nhận biết chào mào thay lông

  1. Con chim anh em nuôi đang lửa củi bình thường, bỗng nhiên 1 ngày nào đó em nó máu hơn,siêng ché, hót đè mấy con trong nhà hoặc ra cội chơi trội hơn mấy hôm. Đó chính là lửa cuối của 1 chu kỳ lông anh, tùy theo con mà anh em có thể khai thác nó trong khoảng 7 đến 10 ngày lửa cuối (dễ có giải lắm,nếu chim cũng đã cứng)
  2. Bộ lông cũ có dấu hiệu khô và sơ, khi tắm thì ướt rất nhanh và lâu khô, hay rớt rải rác 1 vài cọng lông mình hay lông đuôi.
  3. Chim sẽ cảm thấy ngứa ngáy ra giàn chơi liên tục xỉa gãi, đồng thời chim cũng ít hót. Bởi sức lực cũng như dinh dưỡng tập trung chuẩn bị thay lông mới.

Chào mào thay lông nào trước

  • Khi thấy bộ lông chim khô, xơ xác và dưới đáy lồng rụng 1 vài cọng lông lá quá trình thay lông bắt đầu.
  • Thông thường lông mình và lông cánh rụng trước rồi mới tới lông đuôi. Và khi thấy những sợi lông tách, mào mọc lên là việc thay lông gần hoàn thành.

Chào mào thay lông bao lâu

  • Đối với chào mào thì cứ khoảng 1 năm là chim bắt đầu thay lông, thời gian thay lông là từ 1 – 3 tháng
  • Khoảng thời gian bắt đầu rớt lông là tháng 8 – 10 dương lịch, nhưng cũng có nhiều trường hợp chào mào thay lông trái mùa, do thay đổi thời tiết.
  • Chim có đẹp hay đạt phong độ cao hay không hoàn toàn tùy thuộc vào giai đoạn này.

chao mao thay long

Cách chăm sóc chào mào thay lông đúng cách

Lông chim được hình thành từ phần lớn chất đạm và 1 ít canxi, vì vậy nên khi chào mào thay lông các bạn nên bổ sung đầy đủ nhiều hơn thức ăn tươi như cào cào, dế, trứng kiến và hoa quả. Tuyệt đối không cho chim ăn sâu tươi, sâu quy bởi sâu có tính nóng sẽ làm bộ lông quăn xấu.

  1. Chim thay lông nhờ cám vì các hãng cám nghiên cứu rất rõ dinh dưỡng cho chim. Trái cây phần phụ bổ sung vitamin trực tiếp cho chim.
  2. Rửa lồng chà kèo giặt áo lồng sạch sẽ, tăng cường thêm 1 hủ cám 1 hủ nước rồi ủ chim 5 ngày.
  3. Khi ủ không kéo kính áo lòng để thoáng phân có ra, toát ra ngoài chim khi hít phân lâu dễ mắc bệnh hô hấp, nhớ quấn băng keo đáy lồng để lông chim không vương vải ra ngoài.
  4. Đây là bước quyết định nằm trong tay chủ nhân và một khi các bạn chăm đều tay hay hiểu được nguyên lí thay lông thì bạn sẽ làm được việc tưởng rất đơn giản. Nhưng đôi khi lột một bộ lông không sạch sẽ ảnh hưởng đến 1 mùa tệ hại cho chim

Chào mào thay lông nên cho ăn gì?

  • Chim bắt đầu đổ lông mạnh anh em canh trái cây mát cho nó đủ ăn trong ngày và phải bắt nó ăn cám mới đủ chất nuôi lông anh em nhé. Trái cây ngập mặt không giải quyết được gì đâu.
  • Vì sao mình nói vậy,cám họ làm đủ chất khi này mình dặm trái cây phụ để chim rớt ngọt thôi. Mồi anh em cho ăn dế hoặc trứng kiến nhé.
  • Thức ăn cho chào mào thay lông ở giai đoạn này anh em cần nên bổ sung với liều lượng nhiều và chế độ phong phú.

Trái cây cho chào mào thay lông

  1. Giai đoạn thay lông: hoa quả cho chào mào thay lông giai đoạn này chủ yếu là cam sành, trái bình bát ( tùy khu vực anh em có hoặc không có ), thanh long ruột đỏ, cà rốt, củ dền, khoai lang mật hoặc khoai lang thường, táo hay còn gọi là trái BOM,
    chuối, đu đủ ruột đỏ hoặc ruột vàng
  2. Giai đoạn mọc lông: Ổi ruột đỏ, củ dền, cà rốt, đu đủ ruột đỏ, bơ sáp, táo nên ăn ít đổi bữa, trái bình bát, ớt chuông đà lạt bổ sung ít sắc tố đỏ. Giai đoạn mọc lông chủ chốt là khoáng chất – anh em có thể dùng khoáng yến phụng – hoặc bổ sung BỘT MAI MỰC chủ chốt canxi là bột mai mực giúp bộ lông cứng cáp. Bơ – khoai lang – đậu phụng sẽ giúp lông chim bóng mượt – 1 hệ tiêu hóa ổn định

Cám cho chào mào thay lông

  • Dòng cám bạn dùng là loại cám mát ít chất kích gây nóng tạo ra chú chim rạo rực trong quá trình thay lông.
  • Cám mát nhưng phải đủ đạm nên bổ sung mồi tươi đều tay bộ lông ra sẽ đen bóng và mạnh nan lông.
  • Cám trong quá trình thay lông chào mào rất quan trọng, vì trong nhiều năm nay các hãng cám luôn chú trọng dinh dưỡng vào trong từng hạt cám.
  • Nên mua khoáng vitamin trộn chung cám lúc chim ra lông để đủ chất tạo bộ lông mới ok hơn.

Chế độ tắm cho chào mào thay lông

  • Rụng lông tắm 4 ngày tắm 1 lần, dọn lồng 2 ngày 1 lần hoặc tốt nhất dọn lồng 1 ngày / 1 lần cầu cóng bố lồng sạch sẽ tránh rận mạt và các bệnh tiêu hóa
  • Mọc lông mới 2 ngày tắm 1 lần, dọn lồng 2 ngày 1 lần hoặc tốt nhất dọn lồng 1 ngày /1 lần cầu cóng bố lồng sạch sẽ tránh rận mạt và các bệnh tiêu hóa
  • Lá bàng khô đã rụng ngâm 1 ngày pha thêm 1 ít muối hột hay nước lá ổi nấu lên. Pha cho chim tắm giúp trị rận mạt cho chim
  • Khi tắm xong anh em để 1/2 nắng 1/2 bóng râm chim sạch sẽ khô lông sẽ tự chui vào bóng râm tiếp tục trùm lồng.

trai-cay-chao-mao-thay-long

Cách cho chào mào thay lông nhanh

Chu kì này mình xin đưa ra 3 giai đoạn tương ứng với 3 tháng trong quá trình rớt lông, còn vấn đề rớt nhanh hay chậm các bạn theo dõi mà linh động chăm theo ý mình.

  1. Tháng đầu: Bắt đầu rớt bạn chuẩn bị cho chú chim một cái lồng rộng rãi,áo vừa tối, trùm lại ban ngày chim thấy ăn được, nên sử dụng 2 áo lồng. Tuần đầu tiên bạn cho tắm trùm cho ăn trái cây mát, rút cào cào ra theo dõi chim bắt đầu rớt lông mình hay cánh, đuôi..là dấu hiệu bộ lông sẽ trút xuống, lúc thấy vậy là lúc bạn chuẩn bị trong lồng nước thức ăn đầy đủ cho chim ăn trong 4-5 ngày. Trùm chim lại treo vào chổ yên tĩnh, mát mẻ là chim nằm nghỉ ngơi nhanh rớt lông nhất. Giai đoạn này tuyệt đối không mở áo ra cho chim thấy mặt hoặc nghe giọng làm chú chim ức khó rớt nhanh. Cứ vậy tuần tắm 2 lần vệ sinh cóng nước và thay cám, trái cây mát thì 2 ngày thay lần bạn nhé!
  2. Tháng thứ hai: chào mào thay lông trong tháng này bộ rớt được nhiều và các bạn để ý lông đít rớt trong giai đoạn này, lông đít vừa rớt là các bạn cho ăn trái cây màu đỏ (bình bát dây,cà chua,cà rốt..) nhiều sẽ giúp ích cho quá trình cung cấp sắc tố lông của chú chim, tháng thứ 2 là tháng chim rớt lông nhiều nên bạn cần bổ sung cào cào thật nhiều trong tháng này, nó giúp chim nuôi bộ lông khoẻ và tích lực nhiều để khi xong đạt trạng thái tốt nhất có thể…
  3. Tháng thứ ba: Đây là giai đoạn nuôi lông chứ không còn là giai đoạn thay lông nửa, đa phần sau 2 tháng bạn sẽ thay được bộ lông nhưng cũng có con kéo dài qua tháng thứ3  và vô tình bạn không để ý đem phơi nắng hay bung chim ra tập lực làm ngưng quá trình rớt, nhìn lông cánh đuôi đẹp lắm nhưng nuôi sao không ôm lông chim, có thể lông mình khu vực gần nách là hay bị sót nhất, nên lông cũ còn chim khó ôm lông, lông cũ già nên hay phè ra nhìn thấy không ưa tí nào. Vì vậy tháng thứ 3 quan trọng nhất cho một mùa lông ra trận, bạn phải cung cấp trái cây cào cào thật nhiều cho tháng này, treo vào chổ yên tĩnh, tắm 2 ngày một lần và trùm lại, lúc mở áo lồng bạn sẽ nhận ra lông sót hay phấn trắng rớt dưới bố lồng. Nếu sau 3 tháng không thấy dấu hiệu lông rớt và phấn trắng thì xem như bạn đã thành công chu kì chào mào thay lông.

Chào mào thay lông gần xong

  • Chim ra hòm hòm còn lông mặt hoặc lông mào sẽ đừng vội vào nắng lực gì nhé cứ kệ nó cho nó xong hẳn lông ( dọn lồng không còn bụi trắng ) thì khoảng 10 15 ngày sau anh em bắt đầu vào nắng.
  • Thời gian đầu 10p nắng sớm thôi cứ vậy cỡ 7 ngày rồi tăng dần thời gian nắng lên.khoảng 20 30 ngày từ khi vào nắng ae bắt đầu lực nhẹ nhé.
  • Mới đầu 30 phút sau tăng dần lên tập 1 nghỉ 2 ngày nhé. Dần già chim đã căng lên ốp lông anh em có thể tập 1 nghỉ 1 hoặc tập hàng ngày.
  • Phơi nắng sớm xong cho tập ở chỗ mát nhé. Không được tập chỗ nắng nhé. Tập mệt bỏ mẹ lại còn tập chỗ nắng người con toi nữa là chim
  • Chim đã căng ốp lông lúc đó mới nên cho dợt dãi,

Vì sao chào mào thay lông chậm ?

  • Vụ lông quyết định rất cao về mùa sau về quá trình sức khoẻ – thể lực – sự ổn định của chim
  • Chim thay lông anh em cần treo chim ở nơi yên tĩnh, hạn chế nghe các chú chim khác hót, làm chim hót lại, ảnh hưởng quá trình rớt lông
  • Nên trùm kín áo lồng 24/24, cứ mở ra vô nhiều cũng ảnh hưởng đến quá trình thay lông của chim

Chào mào thay lông sót không hết

  • Thường quá trình chào mào thay lông không hết bị sơ có nhiều nguyên nhân: Cám không đủ chất – hoa quả và mồi ít. Hoặc chim vụ trước nuôi kích nhiều nên đến mùa thay lông rất khó khăn.
  • Chim ra lông mới khô, không có độ bóng mượt có thể đầu lông hoặc chân lông bị khuyết sơ cái ngắn cái dài
  • Các lông cũ còn sót thường bạc so với lông mới. Viền bụng là nơi rất dễ nhận biết 2 bên viền sát cánh phè ra không ôm có màu sẫm xám và nhìn rất khó chịu.
  • Nhất là đối với những chiến binh đi giàn đi thi nó sẽ là nhược điểm. Dễ bị mất bộ do phè lông, gãi rỉa khi lông kém sơ không đủ chất, lông cũ còn xót nên ngứa.
  • Hình thức bên ngoài cũng bị ảnh hưởng nhiều, thể lực không thể tốt bằng những chú chim được chăm sóc kĩ lưỡng.

dau-hieu-chao-mao-thay-long-xong

Dấu hiệu chào mào thay lông xong

Nuôi chào mào thay lông tốt sẽ giúp chim bạn thoải mái khi ra trận, không bị rận mạc hay ngứa chân lông do lông cũ sót, còn lên kèo thua nước rỉa thì chuyện bình thường.
Con chim nó có tố chất, vì vậy bạn khai thác nó tối ưu thì nó sẽ chơi lại tốt nhất để bạn tận hưởng. Còn để trở thành một chiến binh không đơn giản như lí thuyết mình suy nghĩ..còn yếu tố may mắn

  • Chim xong lông là lúc chim đã trút hết 100% lông cũ trên mình và thay thế lông mới, lông mới ra dài và đầy đủ.
  • Các bạn để ý các phần lông óng ở đầu hai cánh, lông ở mào và đặc biệt là hai tách đỏ hai bên má không còn phấn, để ý dưới bố lồng không còn rụng lông dặm trong thời gian dài
  • Các phấn lông không còn rụng thì lúc đó mới gọi là xong lông.
  • Khi xong lông cần binh tĩnh vi quá trinh thay lông ủ nên chim nó ức đâm ra lửa ảo !hãy để tầm 1 tháng sau khi thay lông để chim cứng lông rồi hãy ra dợt nhẹ
  • Sau khi chim xong lông tuyệt đối không cho đấu trong thời gian này dù chỉ kè chim nhẹ năm mười phút nhé. Sau lông một tháng lúc này chim đã xong lông nhưng lông vẫn còn ướt. Chân lông còn yếu, lửa chim chưa có nếu cho đấu trong thời gian này sau này chim sẽ hư luôn mùa lông đó và sẽ có các triệu chứng sau

❇️ chim sẽ khó căng lửa hoàn toàn lửa thất thường
❇️ chim sẽ rớt lông lại hoặc sẽ rụng lông dặm quanh năm
❇️ chim sẽ gãi rỉa nhiều khi lên giàn thi đấu

  • Trong thời gian một tháng sau khi xong lông đó các bạn nên nuôi chim vào một chế độ: Phơi nắng nhẹ lên cao và phơi nắng trước 10h, thấp nhất bắt đầu là khoảng 30p nắng sớm 8h, và nhiều nhất là 3 tiếng trước 10h, vì sau 10h là nắng gắt không tốt. Mục đích trong thời gian này là giúp chim đốt năng lượng thừa sau thời gian thay lông chim ít vận động, thời gian này củng giúp chim khô lông ôm lông và cứng cáp lông
  • Không cho ăn trái cây quá nhiều nước trong giai đoạn này như cà chua . bình bát .cam
  • Có thể và rất tốt nếu nuôi chim trong lồng lực trong thời gian này chỉ cần lồng 1m2 trở lại thôi nhé, nuôi luôn trong này càng tốt chỉ cần sang qua lồng đấu trước ngày đi thi 3 ngày là ok
  • Hai tháng sau thay lông là chế độ dợt giãi nhẹ để chim lên lửa dinh dưỡng vẫn đều đặn như trên còn dợt giàn thì cho đấu nhẹ lên cao một tuần cho đấu nhẹ một lần không cho đấu quá lâu cho dù chim vẫn sung lực vẫn tốt nhé

Kết Luận:

  • Trong quá trình nuôi dưỡng chào mào thay lông anh em cần có lượng dinh dưỡng tốt đủ để chim có sức khoẻ tốt.
  • Không nên dùng cám hoặc các đồ kích để cho chim nhanh căng quá trình sử dụng lâu sẽ dẫn đến nguyên nhân chim bị nóng bó lông khó thay
  • Hay nuôi thiếu chất dẫn đến cơ thể suy nhược không nuôi đủ chất cho cơ thể chứ đừng nói là nước lông đẹp.
  • Kèm theo là chế độ tắm táp và phơi nắng. 2 vấn đề này cũng giúp cho chim có bộ lông mượt và chắc khoẻ cũng giúp chim lên lửa tốt.
  • Anh em tham khảo thêm 1 số kĩ thuật chăm sóc chào mào tại đây
  • Chim chơi được anh không là mùa thay lông quyết định tất cả nếu chăm không kĩ sẽ làm cho chào mào yếu lửa hư cả mua
  • Kênh chào mào việt sẽ cố gắng tổng hợp nhiều phương pháp hữu ích nhất giành cho những gừng nhân.
4.2/5 (5 Reviews)
Chia sẻ

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *