1 số cách chăm chào mào yếu lửa, tụt lửa. Phục hồi chim suy khó vô lửa

cach-cham-chao-mao-yeu-lua-len-nhanh

Chào mào là loại dễ nuôi và hay hót, nhưng sau thời gian nuôi trong lồng chim dễ bị suy làm cho chào mào yếu lửa. Sau đây Chào Mào Việt hướng dẫn anh em 1 số nguyên nhân khiến chú chim của mình bị suy và cách chăm chào mào tụt lửa lên nhanh nhất. Ngoài ra anh em có thể tham khảo bài viết cách chăm sóc chào mào thay lông.

Tại sao chào mào yếu lửa, nguyên nhân do đâu và cách khắc phục

Một số nguyên nhân cơ bản dẫn đến chú chim thân yêu của anh em mất lửa, lửa củi không ổn định

Trường hợp 1: Đối với chim thuần ( mới mua về nhà ) điều gì khiến chào mào yếu lửa

  • Không được kè chim nhà vì chim chào mào là loài có lãnh địa rõ ràng chia theo khu vực, khi mới bắt về không được kẹp chim nhà tránh tình trạng “ma cũ ăn hiếp ma mới “bị đè là điều tất nhiên.
  • Nên tránh xa treo riêng nó ra 1 góc trong nhà và từ từ chăm lại cho chim quen với chủ.
  • Hỏi rõ ràng lịch của chủ cũ ( chế độ tắm – phơi nắng – mồi tươi – trái cây ) cái này hỏi càng rõ càng tốt ghi lại rõ ràng từng thứ 1 càng tốt nếu các bạn bắt 1 con chim thi hoặc cafe về. Tiện thể xin luôn cám đang dùng càng tốt, hoặc giữ nguyên cám của chủ cũ lại tốt hơn nữa
  • sau khi đã có lịch anh em dần đổi theo chế độ của mình. Nếu bắt chước – trong hoặc sau mùa thay lông lại càng tốt anh em dễ bè chăm sóc và điều lửa theo ý muốn của mình lại càng tốt nữa.
  • Chim đổi chủ có rất nhiều vấn đề đáng phải suy nghĩ. Ví như con người về một ngôi nhà mới, con người mới, phòng ngủ mới thức ăn mới… Sẽ phải có bỡ ngỡ, khó ăn khó ngủ trong thời gian đầu. Điều đó khiến cho chào mào yếu lửa nếu chăm không đúng cách.
  • Những vấn đề phát sinh do lạ lồng, lạ vị trí sanh ngoái, bu lồng; lạ cám sanh đi phân lỏng ( sốc cám), khác vùng miền thì lạ thời tiết; Nhà nhiều cọp chim mới về đấu khẩu không bằng cũng tuột lửa (nhất nhà người về sẽ là út nhà mình) và hậu quả là chim tuột lửa, vài ngày đầu đầu đấu mạnh sau đó giảm đấu, sanh tật ngoái hay tuột lông ( dù là lông mới),… là chuyện dễ gặp phải, gọi chung là chào mào bị mất lửa.
  • Không nên nuôi chung với chim mái, vì khi mới về nghe tiếng mái chào mào yếu lửa hót giọng mái theo bầy sau quen rất khó chữa.

Khác phục cơ bản cho vấn đề này: Chung quy là phải ” giữ thần” và “chăm lửa

cach-cham-chao-mao-tut-lua-len-nhanh-nhat

Trường hợp 2: Chào mào yếu lửa do chuyển vùng ( mua xa hơn 200 km)

  • Chim chuyển vùng trên 200km thì cần được chăm sóc kỹ lưỡng hơn. Ví như vùng núi từ nơi này chuyển sang nơi khác từ ngọn núi này sang ngọn núi khác và từ đồng bằng này sang đồng bằng khác vì độ cao- xa cũng hoàn toàn khác nhau. Về thổ nhưỡng – khí hậu – nguồn thức ăn – nơi ở và muôn vàn vấn đề khác.
  • Chim sẽ sảy ra tình trạng mất lửa – xù lông ít hót

Khắc phục cho trường hợp này:

  • Anh em trùm lồng lại bổ sung Vitamin C và Vitamin tổng hợp cho chim nghỉ ngơi – tránh tình trạng chim mất sức và để trong mát thoáng nhiệt độ ổn định.
  • Một thời gian sau khi chim đã ổn định, ta bắt đầu chăm sóc với 1 chế độ nhè nhẹ theo thời gian mà cụ thể là 1 năm để chim bắt kịp khí hậu với nơi chim sống.
  • Chim bị đổ lông do chưa quen khí hậu là điều hết sức bình thường và chim ít hót cũng là điều hết sức bình thường đừng lo lắng quá hãy chăm thật cẩn thận chú ý tới nhiệt độ bên ngoài và trong lồng.
  • Trường hợp đặc biệt: Nếu chim chuyển vùng vẫn chơi sung thì vẫn phải chăm sóc cẩn thận. Khả năng lửa ảo, khi anh em mang đi cafe về sau chim dễ bị suy hơn, khó vào lửa hơn.

Trường hợp 3: Chăm vẫn đều tay nhưng chào mào yếu lửa rất khó lên

  • Xem lại sức khỏe của chim – chim đã được nghỉ ngơi đúng cách chưa ? Chăm sóc đúng cách phù hợp với nết – tính chú chim đó chưa.
  • Anh em phải  quan sát – hiểu – cần – biết chú chim của mình đang thiếu hay cần gì.
  • Xem lại kỹ chỗ ngủ của chim đã yên tĩnh chưa, có tiếng ồn gì tác động tới chim không!? Hay các tác nhân như mèo – chó – gián – kiến – chuột – thằn lằn…. Các tác nhân này khiến chim mất ngủ khiến chim lúc nào cũng phải cảnh giác mất giấc ngủ sẽ làm cho chào mào yếu lửa trầm trọng.
  • Anh em nghệ nhân có thể chuẩn bị 2 cái áo lồng 1 cái tối màu 1 cái sáng màu ( tối màu dùng để chim nghỉ ngơi vào buổi tối) và ( sáng màu thì dùng vào ban ngày cho chim nghỉ ngơi ủ lửa ?hoặc giúp chim ăn uống mà ko ảnh hưởng tới chim ) .
  • Sức khỏe của chào mào dễ phân biệt qua phân: Phân khuôn khô đẹp có độ ẩm nhất định tức có nghĩa là chim có sức khỏe tốt.

 

1-so-cach-cham-chao-mao-tut-lua

Một vài vấn đề nhỏ nữa khiến chào mào yếu lửa

  1. Chim Chào mào không có “tố chất”: Những anh em mới bắt đầu chơi chim, chưa đủ trải nghiệm cũng nhưng kiến thức dẫn tới việc mua trúng những chú chim kém tốt chất, không máu lửa, dữ chim…dẫn đến việc chào mào yếu lửa có chăm lửa cũng rất khó lên.
  2. Chào mào bị “lông 2 lớp”: Là khi chú chim đang thay lông rồi ngưng không thay nữa trong 1 – 2 tuần, nhiều người tưởng chim đã thay lông xong nên tắm nắng nhiều, kè chim cho đấu, đi cafe dợt các kiểu…dẫn đến chim Chào mào ngừng luôn quá trình thay lông. Khi đó vừa có lông cũ và cả lông mới, chú chim sẽ thường hay rỉa lông, xù lông…dẫn đến việc chăm kích lửa cũng rất khó, lúc có lúc không, không bao giờ đạt được đỉnh lửa.
  3. Chào mào bị “sình lông”: Sình lông là sao? Là khi chào mào mới vừa thay lông xong, lông chưa kịp khô, săn chắc, chân lông còn yếu. Nhưng lúc này chim đã có lửa, chẻ ché đùng đùng nên nhiều anh em nghĩ chim căng lửa và sẵn sàng đưa đi cội, đi cafe, kè chim cho đấu…việc chim thi đấu khi lông chưa khô, chưa săn chắc sẽ làm cho việc chăm lửa rất khó sau đó, lửa phập phùng lúc có lúc không.
  4. Chăm chào mào không “đều tay”: Khi Chào mào thay lông xong hoàn chỉnh, và anh em bắt đầu quá trình chăm lửa cho chim, nếu việc chăm lửa không đều tay, bữa chăm kỹ, bữa không chăm…thì làm cho chim lên lửa rất khó. Khi chim đang trong giai đoạn chăm lửa thì anh em nên có đầy đủ các yếu tố cốt lõi như nắng lực mồi tươi cám trái cây
  5. Mùa đông thời tiết lạnh cũng làm chim Chào mào yếu lửa: Vào mùa đông thời tiết lạnh Chào mào thường hay bị rớt lửa, xù lông, chăm lửa cũng khó hơn. Anh em cho chim ăn thêm sâu quy, cám kích, mật ong…để giúp làm nóng cơ thể giữ ấm cho chú chim Chào mào của mình.
    Cách tốt nhất khi sử dụng mật ong anh em có thể hấp cà rốt và quét 1 lớp mật ong lên sẽ giúp chim không bị đau bụng tránh hại đến hệ tiêu hóa của chim
  6. Chim lông dày khó vào lửa hơn chim mỏng lông: Anh em chơi chim chào mào chắc cũng nghe tiêu chí chọn chim “mỏng lông” hoặc “lông mỏng” rồi phải không? Ai cũng thích chọn con lông mỏng vì nhiều yếu tố trong đó có việc dễ chăm lửa. Đúng vậy anh em ạ, những con lông dày thì chăm ôm lông đã khó, vào lửa cũng sẽ khó hơn, đi thi đấu đôi thi xù lông, xỉa lông các kiểu…đó cũng là lý do vì sao mọi người hay tránh né mấy em dày lông. Và anh em đang sở hữu chim dày lông cũng đừng nản, chăm 1 con chim dày lông tuy khó mà dễ nếu anh em biết cách chăm lông thả lực siết nắng chế độ mồi tươi tắm táp đều tay, cái ưu điểm của chim lông dày là vào lửa được rồi thì chim cực kỳ bền chơi rất nhiệt.
  7. Uống phải nước “nóng” thường xuyên: Đây là lý do mà hầu hết anh em nghệ nhân nuôi chim chào mào nắm rõ nhất, khi chúng ta phơi nắng, tắm nắng cho chim đôi khi để ánh nắng gắt chiếu rọi trực tiếp vào cóng nước trong thời gian lâu. Và khi chú chim của anh em uống vào, nó sẽ rất khó vào lửa đó nhé.
  8. chỗ ngủ của chim chưa hợp lý bị các loại côn trùng mèo chuột quấy phá: Như đề cập ở trên nếu chim đang ngủ mà bị mèo, chuột gián, kiến, thằn lằn, tiếng ồn ảnh hưởng tới chim và làm cho chào mào yếu lửa. Nên anh em phải thiết kế chỗ ngủ của chim phải là nơi thoáng và tránh khỏi tác nhân trên nếu muốn chim lên lửa.

Cách chào mào tụt lửa lên nhanh theo 1 số chế độ sau.

1-so-cach-chao-mao-yeu-lua

Khi chim mới mua về nhà anh em làm theo cách sau để giúp chim hạn chế tối đa việc chào mào yếu lửa

  1. Nếu được anh em mua nguyên lồng và phụ kiện càng tốt, còn không cố gắng bố trí lồng mới, cầu, màu áo lồng càng giống chủ cũ càng tốt. Giữ cám cũ một thời gian để chim ổn định.
  2. Tham khảo chế độ vào mồi, tắm, phơi nắng của chủ cũ.
  3. Tách mặt chim nhà, hạn chế không nên cho đấu dù chim mới hổ báo đi chăng nữa.
  4. Trùm áo của nó chữ A treo hoặc treo chỗ thoáng vắng chim nhà, chủ mới hạn chế săm soi trong thời gian đầu.
  5. Nếu cho đấu giàn không nên cho đấu quá lâu trong thời gian đầu, tầm khoảng 30 phút treo ở xa giúp chim ổn định tinh thần.

Chế độ dinh dưỡng giúp chào mào yếu lửa lên nhanh nhất

  1. Anh em cần bổ sung khoáng chất trộn với cám.
  2. Thêm đa dạng các loại trái cây để chim dần ổn định đường ruột.
  3. Chế độ tắm nắng và tắm nước đều tay, vừa giúp chim thoải mái tinh thần và đạt bộ lông cứng cáp bóng mượt.
  4. Không thể thiếu mồi tươi, bổ sung dế, trứng kiến, cào cào…
  5. Chào mào yếu lửa không thể 1 sớm 1 chiều mà có thể lên nhanh được. Cần phải có thời gian kiên trì tầm 1 – 3 tháng chim mới dần thích nghi môi trường mới nên anh em không nên vội vàng khiến dục tốc bất đạt.

Vậy là kênh Chào Mào Việt đã hướng dẫn anh em 1 số nguyên nhân khiến chào mào yếu lửa. Và cũng đã hướng dẫn anh em 1 số cách chăm chào mào tụt lửa lên nhanh nhất. anh em có thể tham khảo thêm 1 số kĩ thuật chăm sóc chào mào hót đấu tại đây. Nếu còn điều gì thiếu sót mong anh em bỏ qua để giúp kênh ngày càng phát triển hơn.

Anh em tham khảo fanpage facebook mình sẽ thường xuyên cập nhật những giải đấu chào mào hay nhất.

5/5 (1 Review)
Chia sẻ

One thought on “1 số cách chăm chào mào yếu lửa, tụt lửa. Phục hồi chim suy khó vô lửa

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *