Chào mào huế là một trong những giống chim hay đối với những anh em chơi chào mào. Ngay sau đây chào mào Việt chia sẻ đến anh em 1 clip ngắn về chào mào Huế, có file mp3 ở link dưới để anh em có thể tải về để giúp luyện giọng chào mào Huế cho chim non hay má trắng mới về. Âm thanh đã được lọc hết tạp âm để tranh chim non phát sinh lỗi.
Xem thêm nhiều clip hay về chào mào tại youtube của mình nha. Nhớ sub nha các bạn
Cách phân biệt và những đặc điểm chính của chào mào Huế
- Chào mào Huế thường nhận biết rất dễ dàng vì dáng chim khá nhỏ nhắn, yếm cũng không đen và khít như những chú chim chào mào khác.
- Chào mào Huế không có gì đặc biệt ở ngoài hình mà chim huế khác biệt ở giọng hót và lối cho
- Chim khi đấu sẽ ra bọng đều, siêng hót và lối đánh quạt cánh, sàn cầu đẹp mắt ít bu chụp.
- Mào chim chủ yếu là đinh, mào rơm (mào cui), mào lân rất ít. Dáng chim không được dài lắm, chim căng lửa mới có con đuôi xếp 1 cọng, lưng tôm, dáng đứng cao, nói chung dáng chim Huế không dài đẹp bằng chim Qui Nhơn, Bình Định, Đà Nẵng.
- Phần bụng chim có màu trắng buốt không giống như những giống ở tỉnh khác màu hơi trắng đục.
Xem thêm cách phân biệt chào mào mái chuẩn nhất được mình tổng hợp
Giọng hót đặc trưng là cái đáng nói đến nhất ở chào mào Huế.
Giọng chào mào Huế rất đặc trưng và được chia ra làm 2 giọng chính là giọng thổ (trầm) và giọng chuông (thanh).
- Giọng thổ: Đây là giọng của chào mào Huế nghe rất đã, giọng chim sổ ra uy lực, đanh thép khiến những chim xung quanh trên giàn phải e dè. Chào mào Huế thường sổ khoảng 6 âm, đôi khi gặp đối thủ thì nó sổ dọng đôi, giọng ba lên tới 8~10 âm, cái này hiếm thấy. Vì vậy chim đi đấu trường hay giải tuần rất ổn
- Giọng chuông: Đây là giọng chính và chuẩn ở chào mào Huế. Giọng chuông của chào mào Huế thì có hơi khác so với các dòng chào mào khác đó là nó không hoàn toàn thanh mà có pha một chút trầm nhẹ. Như thế khi nghe chào mào Huế giọng chuông sổ dọng sẽ nghe thấy một giai điệu trầm bổng xen kẽ.
- Chào mào Huế hót giọng kép (đôi) khi chim căng lửa nhất, đây là điểm dễ nhận thấy nhất của chim Huế.
Anh em có thể tham khảo kĩ thuật chăm sóc chào mào hay nhất tại chuyên mục này của kênh.
Giá bán Chào mào bổi Huế trên thị trường hiện nay.
- Những chú chào mào Huế bổi hay còn tơ thì giá khá thấp, giao động cỡ khoảng từ 500k đến 1.500k /con.
- Đối với những chú đã bắt đầu ra thi đấu tùy vào “kinh nghiệm chiến trường” mà có giá cả khác nhau, trung bình mỗi con giá khoảng từ 5 triệu đến 30 triệu đồng.
- Một con chào mào Huế hót đúng chuẩn vùng miền, giọng hay thì giá không dưới 5 triệu đồng, nhiều con khi đã đi thi và có giải giá trị còn lên khá cao.
- Với những chú chào mào Huế đi thi đấu đạt giải giá có thể lên đến 50 triệu, thậm chí có con đạt đến 150 triệu đồng.
- Đây là những con chào mào đã chinh chiến và chơi rất tốt rồi.
- Người bán mà báo giá con chào mào Huế giá thấp hơn giá này thì anh em cũng cần phải chú ý xem kỹ chim và tìm hiểu nguồn gốc của chúng, coi chừng bị lừa đảo.
Ngoài ra còn có những con chào mào có giá từ 200 triệu đồng đến trên 1 tỷ đồng.
- Đây là những con chào mào có bóng bộ ngoại hình rất đặc biệt và nết chơi rất hung chim.
- Hầu hết chúng là những con chào mào có thứ hạng cao đã dành được nhiều cúp trong những cuộc thi chim lớn.
- Những con chào mào này thì giá của chúng dựa vào người bán và độ mê của người chơi chim mới dám đưa ra những giá đó.
- Sở hữu những em chào mào này thì đẳng cấp chơi chim của anh em đã được các nghệ nhân khác khẳng định.
- Có thể nói chào mào quỷ dữ của khánh nguyễn là 1 điển hình. Chú chim đã giành được 2 chiếc xe oto về cho chủ nhân của nó. Xem clip thi tại đây
Để mua được chim tốt, thì tốt nhất anh em nên đến tận vùng miền trên đất Huế để mua chào mào. Về chào mào các vùng trên đất Huế cũng có sự khác biệt mỗi vùng.
Có những vùng thì bẫy chào mào rất dễ nhưng có những vùng rất khó bắt bởi vì chúng rất khôn và thật sự là hiếm vì số lượng đã không còn nhiều.
Hiện nay có rất nhiều chào mào Huế bị “pha trộn” từ nhiều nguồn khác nhau. Không phải cứ đến Huế mua hoặc cửa hàng bán giới thiệu là chào mào Huế thì là hàng chuẩn.
Đã có rất nhiều người ở các tỉnh thành khác bẫy bắt rồi mang vào Huế bán lấy mác là chào mào Huế để bán giá cao.
Chính vì thế, giá cả loại chim này trên thị trường hiện đang biến chuyển với nhiều mức cao thấp khác nhau, khiến người mua không biết được giá trị thật của những chú chim mình mua về.
Theo nhiều nghệ nhân chơi chim có tiếng ở Huế, mỗi một chú chào mào Huế đạt chuẩn không thể thấp hơn mức giá 5 triệu đồng, mức giá cao nhất không xác định được có thể 10 triệu đồng, cũng có thể cao hơn rất nhiều nếu chúng hội tụ đủ những điểm độc đáo mà những chú chim khác không có.
Những vùng mua bán chào mào Huế phổ biến
Đặc điểm riêng của chào mào Huế ở các vùng miền
- Phía Bắc của tỉnh Thừa thiên Huế: Phong Sơn là một xã thuộc Huyện Phong Điền xã này nằm ở Khu du lịch suối nước nóng Thanh Tân nổi tiếng chắc ai cũng biết, đi theo hướng này lên phía Bắc có xã Phong Mỹ (Chiến khu Hòa Mỹ) vùng này chim rất hay nhưng giờ rất hiếm chim, phải vào tận rừng sâu mới thấy được vài con. Đặc điểm của chim Phong Sơn ra giọng dài hay luyến láy đảo giọng, dáng chim nhỏ, dữ chim, đấu đá tốt.
- Kim Phụng: là địa điểm sản sinh ra dòng chào mào nổi tiếng nhất của Huế, hầu như là anh em Huế đã chơi chào mào đều thừa nhận là “giọng chim hay nhất của Huế”. Hiện nay chim Kim Phụng rất hiếm, không còn nũa, gần như bị tiệt chủng 100%, giờ chỉ còn chim di cư, rất ít chim gốc.
- Vùng Diên Hòa: có giống chim Khe Vàng có chất giọng láy luyến tốt, thu hút lòng người, đặc điểm của dòng chim này khó nuôi rất lâu nổi.
- Về phía Nam: thì có chim A lưới dáng to đẹp. Chim này được nhiều anh em Huế bẫy vì chúng khá dễ bẫy. Đây là dòng chim được cung cấp nhiều nhất ra các tỉnh trên toàn nước ta. Giọng chim thường lắt rắt và không rõ ràng, giá cả mềm hơn những vùng khác trên đất Huế.
- Ngoại ô thành phố Huế: có giống chim Chằm, dòng chim này rất dữ, giọng hay, nhưng hiện nay dòng chim này khá hiếm, hầu như không còn nữa. Bác nào sở hữu được là rất tuyệt vời
Vùng Nam Đông không rộng nhưng có nhiều xã nhỏ như
Hương Sơn, Hương Hòa, Thượng Nhật, Phú Mậu, Thượng Long, Thượng Quảng,… Chim Nam Đông mỗi vùng có một chất riêng biệt.
- Hương Sơn: chim có giọng rõ ràng, thánh thót, đặc biệt rất trong, nhưng bộ yếm đa số không kín cho lắm.
- Hương giang: là vùng chim có chất giọng không được rõ ràng, luyến láy và đảo giọng ít..
- Thương Long, Thượng Quảng: là vùng chim rất hay hót dài, tiếng đanh, luyến láy hay đảo giọng nhiều. Dòng chim này chơi giọng thì hay nhưng đấu đá không bền chim.
- Hương Lộc: chim khá to, giọng cũng to, ướm có những con rất đậm và kín. Chim ít dữ.
- Chim vùng đồi Năm heo( thuộc thác trời): chim đẹp, giọng lai Hương Sơn nên rất hay, chim dữ, dễ huấn luyện thành mồi.
- Phú Mậu: giọng nhanh, chim yếm ngắn là nhiều, đặc biệt chim vùng này dữ nhưng ở ngoài trời lâu bắt được. Có con nghệ nhân đi đánh bẫy mất gần 3 tiếng, nó chi đấu giọng với mồi khá lâu, sau đó mới đá lụp.
Vậy là chào mào Việt đã giới thiệu với anh em Tiếng chào mào Huế và giá bán của dòng chim này. Cám ơn anh em đã xem bài
Link tải mp3 giọng huế tại đây