Chim sâu hay đặc biệt là chim sâu đầu đỏ là một loài chim vô cùng thân thuộc, gần gũi với anh em chơi chim. Chúng được rất nhiều người yêu thích bởi không chỉ có ích đối với người nông dân, mà còn bởi vì giọng hót hay cùng dáng vẻ nhỏ nhắn. Hôm nay Chào Mào Việt sẽ chia sẻ với bạn giá bán và cách nuôi chim sâu đầu đỏ một cách đơn giản, dễ dàng nhất.
Chim sâu đầu đỏ (Tên khoa học: Dicaeum trochileum) là một loài chim lá thuộc chi Dicaeum trong họ Chim sâu. Nó là loài đặc hữu của Indonesia. Môi trường sống tự nhiên của nó là rừng đất thấp ẩm cận nhiệt đới hoặc nhiệt đới rừng ngập mặn cận nhiệt đới hoặc nhiệt đới. Theo “Wikipedia”
Đối với ở Việt Nam chim được phân bố rộng rãi từ Bắc vào Nam tập trung nhiều nhất ở vùng miền tây.
Những đặc điểm chính của chim sâu đầu đỏ
Chim sâu đầu đỏ là một trong những loài chim nhỏ nhất thế giới, với vẻ ngoài nhỏ nhắn nhưng giọng hót rất to vài dài. Nên chim được rất nhiều anh em ưa chuộng và chọn lựa để nuôi làm kiểng.
Cùng chào mào việt điểm qua 1 số đặc điểm chính và những tính cách đặc biệt của dòng chim này
- Thân hình của chim khá tròn, tỷ lệ giữa đầu – thân – đuôi đặc biệt khá cân đối.
- Phần đầu tròn, đôi mắt tròn to đen nhánh với cổ to, ngắn và rất tròn
- Mỏ ngắn, nhỏ, nhọn, cứng và hơi cong xuống.
- Chiếc lưỡi dài, hình ống nhọn giúp cho giọng hót của chim cao và trong hơn rất nhiều.
- Phần thân lớn, ngực nở và bề ngang của lưng rất rộng. Đuôi của chúng rất ngắn và tròn.
- Đôi chân gầy, cao và rất cứng, bàn chân thường có 4 ngón với móng vuốt sắc nhọn.
- Lông chim dài và được chia thành 2 lớp: lớp bên trong là lông vũ mềm mượt, lớp bên ngoài dài và dày hơn rất nhiều
Tính cách và tập tính sinh sản của chim sâu đầu đỏ
- Mặc dù có thân hình nhỏ bé nhưng chúng rất nhanh nhẹn, đôi mắt tinh anh, có thể hót trong nhiều giờ liền.
- Sâu đầu đỏ thuộc họ chim sâu, hình dáng và kích thước nhỏ hơn so với một số loại chim thông thường, có tính cách nhanh nhẹn nhưng rất hung hăng
- Chúng có hệ tiêu hóa rất đặc biệt, có thể ăn mọi loại thức ăn, kể cả những quả mọng nước.
- Thông tin thú vị khác là theo nghiên cứu của các nhà khoa học, chim sâu đầu đỏ cũng tồn tại loại chim không phân biệt được giới tính. Hay gọi là giới tính thứ 3
- Chim sâu đầu đỏ hầu như sinh sản quanh năm nhưng nhiều nhất là vào mùa xuân và đầu mùa hạ.
- Tổ chim thường được đặt ở trên những cành cây cao để bảo vệ chim non khỏi kẻ thù.
- Chúng thường đẻ 1 – 4 quả trứng/lần. Sau 10 – 12 ngày, trứng sẽ nở thành chim con. Sau 15 ngày tuổi, chim non đã mọc đầy đủ lông cánh và có thể tự rời khỏi tổ để tự sinh tồn.
Cách Phân biệt sâu đầu đỏ mái – trống chuẩn nhất
Chim sâu đầu đỏ trống và mái có vẻ bề ngoài rất giống nhau, vì vậy những người chưa có nhiều kinh nghiệm trong việc phân biệt và chơi chim cảnh sẽ gặp rất nhiều khó khăn trong việc phân biệt giới tính của chúng, nhất là ở giai đoạn chim chuyền. Tuy khó phân biệt nhưng vẫn có những điểm khác nhau nhất định, bạn có thể tham khảo 1 số cách nhận biết nhất định sau đây:
- Chim sâu đầu đỏ trống: viền lông trước ngực đậm, 2 sợi lông đuôi hay còn gọi là ( đuôi lau) sẽ dài hơn so với lông ở những vị trí khác. Chim sâu đầu đỏ mái sẽ không có nên đây là cách phân biệt chuẩn xác nhất đối với anh em chơi dòng chim này
- Chim sâu đầu đỏ mái: viền lông trước ngực thường nhạt hơn
Tải tiếng sâu đầu đỏ mồi mp3 giành cho anh em đi bẫy hay làm mồi
Chào mào việt giới thiệu đến anh em nghệ nhân chơi sâu đầu đỏ hót đấu 1 clip youtube tiếng sâu đầu đỏ mái ro để anh em đi bẫy hay mồi
Link tải mp3 tại đây
Xem thêm cách phân biệt chào mào sông kôn giọng chuẩn đơn giản nhất
Hay cách phân biệt chào mào mái
Cách nuôi sâu đầu đỏ hót đấu căng lửa
- Tiêu chí lựa chọn 1 chú chim sâu đầu đỏ đẹp
– Nếu không có điều kiện đi bẫy chim, bạn có thể mua tại các cửa hàng chim cảnh. Giá sâu đầu đỏ mồi cũng thường khá rẻ từ 200k – 500k 1 em
– Khi đi mua chim, bạn chỉ cần tập trung chọn những chú chim có đặc điểm sau:
– Nuôi những chú chim non, ít tháng tuổi (~ 3 tháng tuổi) thuận tiện cho việc chăm sóc và dễ dàng huấn luyện hơn.
– Chọn chim sâu có lông đều màu, bóng mượt, đầu to, hốc mắt sâu, không dị tật, đôi chân chắc khỏe, hót nhiều,… - Thuần chim bổi khi mới mua ngoài tiệm
– Do chim sâu đầu đỏ đang quen với cuộc sống ngoài tự nhiên nên khi bắt chim về, bạn hãy nhốt chúng vào lồng và trùm lồng bằng một tấm vải.
– Việc này sẽ giúp chim tránh nhìn thấy người lạ vì lúc này, chúng còn khá nhút nhát. Nhưng bạn hãy cung cấp đầy đủ thức ăn, nước uống cho chúng mỗi ngày.
– Sau đó, bạn hé tấm vải ra mỗi ngày để chúng dạn dĩ, quen tiếp xúc với người lạ hơn. Và bỏ hẳn tấm vải ra khi chúng hết sợ người. - Lồng nuôi giành cho chim sâu đầu đỏ
– Nuôi chim sâu đầu đỏ đơn giản, dễ dàng, bạn nên sử dụng lồng chim được cấu tạo bởi nứa, tre.
– Lồng tre phải có đủ chỗ để nước, thức ăn và nơi để chúng đậu. Và lồng được treo tại nơi thoáng mát, nhiều ánh nắng giúp chúng dễ dàng tắm nắng để phát triển xương và cơ.
– Người nuôi phải thật đặc biệt chú ý vệ sinh lồng thật kỷ thường xuyên thay nước và cung cấp thức ăn đầy đủ dinh dưỡng cho chim ăn tránh cho chim bị chết vì quá đói và kiệt sức.
– Ngoài ra, bạn nên thiết kế thêm tấm vải để che nắng gió vào mùa hạ, giữ ấm vào mùa đông. - Thức ăn chính của sâu đầu đỏ trống và mái
– Giống như tên gọi, thức ăn ưa thích của chúng là các loài sâu như sâu quy, sâu gạo, sâu rau xanh,…
– Chim sâu đầu đỏ còn có thể ăn côn trùng như châu chấu, cào cào, trứng kiến,… hoặc hút mật hoa, trái cây mọng nước.
– Trong điều kiện nuôi nhốt sâu đầu đỏ cũng có thể ăn được các loại thức ăn chuyên dụng như là cám cho chim ăn, trứng kiến, sâu quy…
– Nhưng đòi hỏi bạn phải tập cho chúng những loại thức ăn này thì chúng mới có thể ăn được vì ở đời sống tự nhiên chúng không được ăn.
– Đặc biệt, nếu bạn đang nuôi một chú chim sâu đầu đỏ non thì bạn phải đút cho chúng ăn khoảng 10 bữa/ngày. - Đối với việc duy trì sức khỏe cho chim
– Nếu ăn phải thức ăn nhiễm bẩn, chim sâu đầu đỏ rất dễ bị tiêu chảy.
– Do đó, bạn nên loại bỏ tạp chất trước khi cho chúng ăn và vệ sinh, cọ rửa lồng chim thường xuyên.
– Nên để cách xa lồng chim sâu đầu đỏ với các loài chim khác. - Huấn luyện sâu đầu đỏ mồi
– Khi hết thời gian chuyền , lúc này chim của bạn đã trổ trống .
– Bạn nên đem chim ra rừng chơi, vẫn đem theo chim mái ,để 2 lục trống mái gần nhau.
– Chú chim của bạn sẽ được em mái thúc sung mỗi khi chim rừng về.
– Sau 1 thời gian thấy chim trống đã thực sự dữ , bắt đầu từ bây giờ bỏ chim mái. ( đễ dành thúc mấy em rừng đánh được) cho em nó đi đánh thường xuyên.
– Nhưng bạn nên nhớ vẫn không thể đem chim đi dợt ở mấy tụ điểm được đâu.
– Muốn dợt cũng được nhưng thời gian đầu nên che áo lụp lại đừng cho em nó thấy mặt nhau, chỉ cho hót đấu thôi.
– Từ từ chim quen hãy bỏ áo lụp ra chơi nhé.
Trên đây là tất cả những gì chào mào việt muốn chia sẻ cho anh em về dòng chim sâu đầu đỏ này. Mong nhận được sự ủng hộ nhiệt tình của quý anh em nghệ nhân, để kênh có thể ra thêm nhiều clip hay và bài viết hay về tất cả mọi loài chim trên thị trường hiện nay. Chân thành cám ơn !